Ngồi lâu dễ chết sớm
Những người làm việc văn phòng: ngồi; điện thoại viên: ngồi; lập trình viên: ngồi; tài xế: ngồi. Trong xu thế hiện nay ngày càng có nhiều ngành, nghề mà hầu như 8 giờ làm việc trong ngày người lao động phải ngồi.
Ngồi nhiều, bạn dễ có nguy cơ bị rối loạn cơ xương, béo phì, tiểu đường, ung thư, bệnh tim và nhiều chứng bệnh khác, ngay cả nếu bạn tập thể dục thường xuyên.
“Bá bệnh” rình rập.
Ngồi lì trong thời gian kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ, dù bạn là người thường xuyên tập thể dục
Người béo phì, ngồi nhiều dễ bị cao huyết áp, đây là nguyên nhân dẫn tới các tai biến về tim mạch như: suy tim, tắc động mạch vành, ứ đọng tuần hoàn ngoại vi do chi dưới ngừng hoạt động,…
Để bao ve sức khỏe và phòng tránh, mỗi người cần tập thể dục một cách hợp lý sau mỗi giờ làm việc, có thể đứng dậy đi lại vươn vai hoặc ngồi thư giãn trên ghế, vuốt ngực, xoa bóp từ cẳng chân lên đùi. Ngồi trên ghế để hai chân sát xuống mặt đất, thân gấp với đùi một góc 135 độ và nhắm mắt thả lỏng người.
Bệnh về mắt
Ngồi lâu trước màn hình vi tính dễ mỏi mắt, dẫn tới khô mắt, chảy nước mắt. Trong văn phòng đèn quá sáng gây chói mắt, ngược lại đèn không đủ ánh sáng gây giảm thị lực nhanh chóng.
Khi mỏi mắt hoặc khô mắt thì bạn nên nhắm mắt thư giãn tại chỗ 10-25 phút, nhỏ thuốc khi bị khô mắt hoặc nước mắt nhân tạo. Ngoài ra hãy bảo vệ vệ mắt bằng cách, cần ngồi đúng tư thế và mắt luôn cách màn hình 50cm.
Đau vùng thắt lưng
Ít vận động hoặc duy trì một tư thế ngồi quá lâu sẽ làm cho các mô mềm dưới eo bị căng thẳng, thiếu máu cục bộ và căng cơ vùng thắt lưng.
Nên giảm thiểu thời gian ngồi, hoặc chú ý thay đổi tư thế ngồi sau một thời gian dài. Ngoài ra có thể đứng lên, đi bộ một chút hoặc kết hợp massage eo để vùng lưng – eo được thư giãn thoải mái.
Đau nhức cơ bắp
Có hàng trăm triệu tế bào trong cơ thể con người dựa vào sự vận chuyển của máu để hoàn thành chức năng trao đổi chất của nó. Cơ thể ít vận động có thể làm giảm lượng oxy trong máu đến các tế bào, thay vào đó là lượng dioxide carbon, gây ra đau nhức cơ bắp, cứng khớp và teo khớp.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị những người có công việc ít vận động (như dân văn phòng) không nên kéo dài thời gian ngồi làm việc liên tục hơn tám giờ. Cứ cách 2 tiếng làm việc thì nên thư giãn khoảng 10 phút, đi lại hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
Chứng khó tiêu
Cơ thể ít vận động làm cho nhu động ruột cũng như dịch tiêu hóa giảm. Sau một thời gian có thể làm khiến bạn chán ăn, gặp chứng khó tiêu và các triệu chứng khác trong đường tiêu hóa.
Ít vận động hàng ngày cũng làm cho lượng thức ăn tích lũy trong đường tiêu hóa do không tiêu hóa hết khiến nhu động ruột bị ảnh hưởng, lâu ngày có thể gây ra loét dạ dày, loét tá tràng…
Nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn trái cây theo mùa có giàu chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, rút ngắn thời gian lưu trữ trong ruột, nhờ đó giảm các chất độc hại trong thực phẩm đồng thời lấy đi một số chất hấp phụ có hại.
Đau cột sống
Một số biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động bạn có thể bị chùn cột sống dẫn đến nguy cơ thoái hóa cột sống khi có tuổi. Ngoài ra, cùng với việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lâu dần sẽ làm cho xương trở nên giòn, xốp và đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.
Spondylosis cổ tử cung đối với phụ nữ (chứng thoái hóa khớp ở cổ tử cung)
Nguyên nhân gốc rễ của spondylosis cổ tử cung là do cổ tử cung bị thoái hóa. Ngồi nhiều không chỉ làm cho áp lực bên trong cổ tử cung tăng lên mà các cơ ở cổ tử cung cũng bị căng. Điều này dễ làm tổn thương xương sống, thoái hóa khớp ở cổ tử cung, dẫn đến spondylosis cổ tử cung.
Không khí ô nhiễm. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) gọi đó là “Hội chứng văn phòng gây bệnh”. Không khí bên trong tòa nhà có thể bẩn hơn 100 lần so với môi trường thông thoáng bên ngoài, và bạn phải tiếp xúc với một loạt khí và hóa chất không lành mạnh. Có những chất gây ô nhiễm trong hệ thống điều hòa khí hậu, những hạt li ti độc hại, vi khuẩn nguy hiểm và mốc meo bay lượn lòng vòng, đặc biệt trong những tòa nhà không được làm vệ sinh kỹ.
“Ngồi đồng” làm việc thường xuyên dễ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Bàn phím bẩn và hơn thế nữa. Bàn phím có thể là nơi bảo vệ và sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn. Các nhà khoa học nhận thấy bàn phím ẩn chứa một số lượng vi khuẩn cao hơn 5 lần so với phòng tắm, và có thể bao gồm những vi khuẩn nguy hiểm chẳng hạn như trực khuẩn hay tụ cầu khuẩn. Ngoài ra, còn phải kể đến các nguồn phát tán vi khuẩn khác như tay nắm cửa và vòi nước, phím điện thoại bàn, nút bấm thang máy, những cái bắt tay…
Tiếp xúc các loại máy móc. Máy photocopy là một nguồn ozone có khả năng gây chết người nếu bộ lọc không được thay đổi định kỳ, thậm chí một khối lượng nhỏ cũng có thể gây đau ngực và kích ứng. Các máy in laser cũng vậy, cùng với những hạt mực có thể đi vào phổi và máu, gây bệnh phổi và những vấn đề sức khỏe khác.
Liên tục nhìn máy tính. Ngay cả dù các loại màn hình máy tính đời mới không phát ra bức xạ, việc phải căng mắt nhìn vào màn hình trong thời gian lâu có thể ảnh hưởng đến thị lực. Ngoài ra, còn phải kể đến nguy cơ gánh chịu những cơn đau đầu.
Quá nhiều ánh sáng. Ánh sáng quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề khác chứ không chỉ là những cơn đau đầu hằng ngày. Cơ thể chúng ta xử lý tình trạng chiếu sáng quá mức như tình trạng tối đen hoàn toàn, thế nên nó có thể tác động đến đồng hồ sinh học của mỗi người. Những vấn đề sức khỏe có thể bao gồm mệt mỏi cao độ, căng thẳng, huyết áp cao và gia tăng nguy cơ bị một số dạng ung thư biểu mô.
Cảm giác buồn tẻ. Cảm giác này trong thực tế có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn. Một cuộc nghiên cứu ở Anh cho thấy những người thường xuyên phàn nàn về tình trạng buồn chán dễ có nguy cơ chết sớm vì các bệnh như đau tim hay đột quỵ. Nó cũng khiến bạn dễ gặp tai nạn hay sự cố tại công sở.
Ăn trưa bằng thức ăn nhanh. Có những nhân viên văn phòng thường dùng thức ăn nhanh cho bữa trưa, nhưng ngay cả việc thi thoảng dùng loại thực phẩm này cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Một phần thức ăn nhanh chứa gấp đôi calorie bao ve so với một phần ăn khác cùng kích cỡ, và nó chứa nhiều chất béo ô xy hóa, vốn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu châu Âu ghi nhận những người làm việc từ 10 tiếng đồng hồ trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng đến 60%.